Bác Hồ với các đại biểu Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ II (ảnh tư liệu). (LĐ) - Khác với phong trào CĐ ở nhiều nước trên thế giới, sự ra đời của CĐVN gắn liền với Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Đảng là người tổ chức, thành lập và lãnh đạo CĐVN từ những năm 20 của thế kỷ trước. Thông qua sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, CĐVN từng bước trưởng thành về số lượng và chất lượng, tổ chức và tập hợp hàng triệu CNVC-LĐ, góp phần vào thắng lợi của cách mạng dân tộc, dân chủ; hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; cách mạng XHCN và ngày nay là sự nghiệp đổi mới, CNH-HĐH đất nước. Có thể nói sự lãnh đạo và rèn luyện của Đảng đối với tổ chức CĐ là một nhân tố quyết định mọi thành công của CĐVN. Lịch sử 80 năm sự lãnh đạo, rèn luyện và mối quan hệ giữa Đảng CSVN với tổ chức CĐ đã thể hiện những vấn đề to lớn về lý luận và thực tiễn. Điều đó được chứng minh bằng vai trò, ảnh hưởng to lớn của CĐVN trong đời sống xã hội. Một tổ chức nằm trong hệ thống chính trị đã tập hợp được hơn 6,7 triệu đoàn viên trong GCCN và những người lao động Việt Nam. Trước hết sự lãnh đạo của Đảng đã nâng cao vị trí, vai trò và chức năng của CĐVN trong xã hội. CĐ đã thật sự trở thành trường học quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, quản lý xã hội; CĐ là chỗ dựa quan trọng, là sợi dây nối liền giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng. Ngày nay sự tồn tại, sự lớn mạnh và vai trò của CĐVN đã gắn liền với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”, đại diện cho tâm tư, nguyện vọng của CNVC-LĐ nước ta. Hai là: Đảng ta đã kiên quyết dựa vào tổ chức CĐ, chủ trương xây dựng tổ chức CĐ làm cơ sở chính trị, xã hội trong việc xây dựng Đảng; Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Tăng cường hoạt động của CĐVN, làm cho CĐ phát huy đầy đủ vai trò, tác dụng từ T.Ư đến cơ sở. Quan điểm, đường lối nhất quán của Đảng là thông qua CĐ để tập hợp, tổ chức, giáo dục quần chúng nhằm thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng trong CNVC-LĐ... tăng cường khối liên minh công - nông, làm nòng cốt cho khối đại đoàn kết dân tộc. Ba là: CĐ có nhiệm vụ tham gia và kiểm tra công việc của Nhà nước, tham gia quản lý xí nghiệp, cơ quan đơn vị. CĐ phải coi trọng việc giáo dục CNVC-LĐ, từ đó nâng cao trình độ chính trị tư tưởng; tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động. CĐ phải cùng với các ngành, các cấp, chính quyền chăm lo, bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ. Bốn là: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, CĐVN luôn thể hiện vị trí, vai trò của mình trong MTTQ; cùng với các thành viên khác trong MTTQ tập trung, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân. Với tư cách là người đại diện cho hàng chục triệu CNVC-LĐ, CĐVN đã trở thành thành viên nòng cốt của MTTQ, của khối đại đoàn kết dân tộc. Đảng luôn luôn tạo điều kiện để CĐVN thể hiện được vị trí trong MTTQVN. Tuy nhiên, trong sự phát triển của đất nước, của phong trào công nhân và hoạt động CĐ có những thời điểm việc quán triệt đường lối, quan điểm và sự lãnh đạo của Đảng vào hoạt động CĐ chưa thật sự phù hợp với yêu cầu của CNVC-LĐ. Hoạt động của CĐVN đang có những điều kiện thuận lợi và những khó khăn thách thức. Đảng đã có Nghị quyết 20 về xây dựng GCCN, trong đó nêu rõ vai trò quan trọng của CĐVN đối với nhiệm vụ đó. CĐVN phải thực sự đổi mới về nội dung, hình thức hoạt động; đổi mới về đội ngũ cán bộ, nâng cao vị trí, vai trò trong hệ thống chính trị và vận dụng linh hoạt, sáng tạo đường lối lãnh đạo của Đảng. Đó là một nội dung quan trọng để góp phần xây dựng Đảng, đưa Đảng ta thực sự là Đảng của GCCN, là đội tiên phong của dân tộc VN. Hồ Thức Hòa |